STT | Biểu hiện lỗi | Nguyên nhân và cách khắc phục |
1 | Bấm ĐKTX, cửa không hoạt động, không có tiếng motor hoạt động | – Kiểm tra khóa tay điều khiển không (nếu có thì mở khóa – dùng bình thường) – Kiểm tra nguồn điện/lưu điện có vào motor không (phải đảm bảo motor có điện) – Kiểm tra ĐKTX còn pin hay hết (thay pin). Đã được nạp mã hay chưa….. – Kiểm tra rắc kết nối giữa hộp nhận với motor. Nếu lỏng rắc, rút ra kiểm tra xem có tụt chân không (thường xảy ra ở motor EH) – Các bước trên vẫn không được. Rút bỏ hộp nhận ra khỏi motor. Chỉ dùng âm tường – nếu bấm âm tường chạy bình thường thì do hộp nhận lỗi – gửi đi bảo hành/sửa chữa. |
2 | ĐKTX phải để rất gần HĐK mới điều khiển được | – Nếu nhà gần trạm phát sóng điện thoại hoặc đường điện cao áp sẽ ảnh hưởng đến khả năng bắt sóng của hộp nhận – Nếu không kiểm tra lại cột ăng ten trên hộp nhận (nếu đứt thì báo công ty bảo hành hoặc sửa chữa) |
3 | Motor hoạt động nhưng cửa không chuyển động | – Xích kéo ở bộ phận truyền động của motor bị đứt. Thay xích – Bộ phận truyền động của motor đã bị hỏng, phát ra tiếng kêu như đang hoạt động nhưng không có tác dụng vận hành cửa nữa. Gửi về công ty bảo hành vì lỗi này thợ hầu như không xử lý được tại công trình |
4 | Cửa không chuyển động, đèn hộp ĐK không sáng | – Kiểm tra lại nguồn điện, rắc kết nối giữa motor và hộp nhận. – Kiểm tra lại cầu trì bên trong Hộp ĐK (mở nắp hộp sẽ thấy cầu trì, nếu cháy – thay cầu trì) – Nếu không được thì khả năng cao hộp đã bị cháy. Tháo hộp nhận xuống dùng tạm âm tường hoặc dùng hộp sơ cua. Gửi hộp đi bảo hành/sửa chữa |
5 | Tay điều khiển ngược chiều bấm | – Gạt lại nút gạt trên hộp nhận, mỗi hộp có một kiểu nút khác nhau – Kiểm tra lại vị trí của hành trình trên motor |
6 | Cửa tự động đảo chiều hoặc tự dừng trong khi vận hành lên xuống | – Tháo kết nối giữa bộ từ dừng với hộp nhận: nếu cửa vẫn lên xuống bình thường thì chỉ cần xử lý bộ tự dừng/đảo chiều. Nếu lỗi tại hộp hoặc motor thì gửi về bảo hành. – Kiểm tra lại bộ tự dừng: Rơ le dưới lá đáy có thể bị kẹt (tháo ra lắp lại, nếu hỏng thì thay). Thanh inox trong ray có thể bị cong vấp, thay zoăng inox – Kiểm tra lại ray dẫn hướng, có thể bị kẹt hoặc thợ lắp không chuẩn nên cửa sẽ chạm vào ray coi đó là vật cản- sẽ bị đảo chiều hoặc tự dừng. Cần lắp lại – Mặt bích có thể lắp không đều, không chuẩn làm cửa xuống không đều – lắp lại |
7 | Cửa không tự dừng hoặc không đảo chiều được khi gặp vật cản dẫn đến sổ lô, đứt nan… | – Nguyên nhân là do hỏng bộ tự dừng: hỏng ở hộp nhận hoặc hỏng ở rơ le dưới lá đáy, hoặc do tuột dây kết nối giữa mạch tự dừng/đảo chiều ở hộp nhận với dây inox trong ray. Hỏng tại đâu khắc phục tại đó (bảo hành hộp nhận hoặc tay rơ le đảo chiều…) – Khi thấy cửa không dừng hoặc không đảo chiều – ngay lập tức bấm dừng motor – Nếu đã bị sổ lô: cho dừng motor, ngắt toàn bộ nguồn điện. Tháo bọ bịt đầu hai bên đầu nan, tháo từng lá nan ra khỏi trục, lắp lại. |
8 | Cửa vừa chạm xuống nền chưa đóng hết đã dừng lại hoặc đảo chiều lên và còi báo động kêu lên | – Do thanh inox trong ray để dài chạm mặt nền. Nên khi cửa xuống nền sẽ coi nền nhà là 1 vật cản sẽ tự dừng hoặc đảo chiều và còi báo động kêu – Kéo thanh inox cách đất 15cm – 20cm (qua lá đảo chiều trong bộ đáy 3 lá) |
9 | Cửa chỉ xuống được mà không lên được và ngược lại | – Nguyên nhân do tay điều khiển hoặc hộp nhận hoặc motor – Kiểm tra xem nút lên/xuống của tay điều khiển có hỏng không – sửa hoặc thãy – Kiểm tra hộp ĐK: các zăm và dây trên hộp ĐK đã cắm đúng chỗ hay chưa – Kiểm tra motor: Cam hành trình, rơ le tiếp điểm (bộ khởi động từ), tụ khởi động(nếu xuống được không lên được) – Kiểm tra chế độ đảo chiều/tự dừng (nếu lên được không xuống được) |
10 | Tay điều khiển tín hiệu chập chờn, lúc được lúc không. Cửa lên xuống giật giật | – Tay điều khiển chuẩn bị hết pin – thay pin – Nếu dùng lưu điện, có thể do lưu sắp hết điện – kiểm tra lại lưu điện. Đảm bảo nguồn điện vào motor ổn định .- Nếu tay ĐKTX không hỏng, lưu ổn thì do các rắc kết nối lỏng làm nguồn điện chạy không đều – kiểm tra lại các rắc kết nối giữa motor và hộp nhận. Phải cắm chuẩn và chặt để dòng điện chạy xuyên suốt. Tút các rắc ra nhìn xem có chân rắc nào bị tụt, nếu có thì yêu cầu công ty bảo hành hoặc đổi. Nếu không thì cắm lại chắc chắn |
11 | Khi đóng cửa, phải ấn giữ tay điều khiển suốt hành trình, bỏ ra là cửa không vận hành nữa | – 4 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này: rắc kết nối giữa hộp nhận vào motor lỏng/tụt chân làm nguồn điện không kín, thanh đáy bị kẹt, nút bấm âm tường hỏng hoặc vấn đề về hệ thống đảo chiều.
– Rắc lỏng/tụt chân (Thường xảy ra): Rút ra kiểm tra lại tất cả đầu rắc, nếu tụt không khắc phục được phải thay rắc |
12 | Âm tường dùng được nhưng tay ĐKTX không được | – Kiểm tra lại mã trên tay điều khiển có phù hợp với mã ở âm tường và hộp nhận hay không (điều chỉnh cho phù hợp) – Tay bị hết pin hoặc hỏng – Nếu tay không sao thì lỗi tại mạch hộp nhận. Tạm thời tháo hộp nhận ra chỉ dùng âm tường, gửi hộp và tay ĐKTX về công ty bảo hành |
13 | Mất tay điều khiển, muốn học lại mã để người nhặt được không mở được cửa | – Trên hộp nhận có nút program (màu đen tròn – nằm ở các vị trí khác nhau với tùy loại hộp). Ấn và giữ nút program này trong 5s đến khi đèn đỏ của hộp tắt bỏ tay ra. (Thao tác xóa mã cũ) – Ấn lại nút program đó giữ 5s để cho đèn sáng lại (Thao tác phát mã mới) – Bấm nút stop hoặc (bấm đồng thời nút lên và nút khóa) trên tay điều khiển để bắt lấy sóng từ hộp nhận phát ra. (Thao tác học mã cho tay điều khiển phù hợp với hộp ĐK) – Trên thị trường còn nhiều loại hộp, mỗi loại có cách làm khác nhau, nếu áp dụng không được, thợ liên hệ với bộ phận bán hàng để được hướng dẫn. – Đối với loại hộp mã gạt: mở hộp ĐK ra có 1 hàng mã chạy từ 0 – 8. Gạt lại hàng mã này và gạt tay theo mã này. |
14 | Học mã mới cho tay điều khiển mua thêm | – Đối với hộp học mã: Cách 1: Bấm đồng thời nút lên và nút khóa ở tay cũ phát 3 tiếng tít (mở sóng), bấm đồng thời nút lên và nút khóa ở tay mới phát ra 1 tiếng tít (bắt sóng). Cách 2: làm như trường hợp mất tay điều khiển (nếu còn tay cũ thì cũng phải học lại tay cũ) – Đối với hộp gạt mã: Mở tay cũ và tay mới ra, gạt hàng mã ở tay mới giống tay cũ. |
15 | Cửa bị vặn lô, khi mở cửa cuốn lên lô không đều, bên cao bên thấp | – Do lắp ray hoặc mặt bích lệch, hoặc do bắn bát nhựa vào trục không đều. – Kiểm tra lại mặt bích và ray lắp có cân bằng hay không (phải cân bằng chuẩn) – nếu chưa phải lắp lại – Kiểm tra lại bát nhựa bắn có thẳng hàng không và bắn nan đầu tiên phải chuẩn |
16 | Motor phát ra tiếng kêu hú rất to bất thường khi vận hành. Và cửa chạy chậm dần | – Thông thường là do phanh bị kẹt nên khi cửa vận hành phanh bị ép và phát ra tiếng kêu – Kiểm tra lại hệ phanh của motor xem có kẹt không. Nếu bị kẹt thì tháo nới long đen ra trả lại vị trí bình thường – Nếu không xử lý được tại chỗ, tốt nhất thợ nên tháo motor ra gửi về nhà máy bảo hành. Tuy nhiên khi lắp đặt, thợ lưu ý không được cầm vào phanh để lôi kéo motor, hoặc lúc lắp đặt đã để kẹt phanh |
17 | Cửa phát ra tiếng kêu kít kít khi vận hành | – Kiểm tra lại thanh ray dẫn hướng, lắp không cân bằng làm cho cửa vận hành bị chạm vào thành ray phát ra tiếng kêu và kéo năng – Một đoạn nào đó của ray bị bẹp, hoặc ray quá hẹp – nới rộng chỗ bẹp/ thay ray mới – Đối với cửa lâu năm thì do biến dạng phôi không còn chuẩn nên sẽ phát ra tiếng kêu. |
18 | Cửa phát ra tiếng cục cục khi vận hành | – Nguyên nhân do: trục, tỏi lắp không chuẩn hoặc bộ nhông, đồng xu, hãm trục bị dơ. Tháo ra lắp lại – Nếu không được thì thay tỏi, nhông và đồng xu hoặc thayc cả mặt bích |
19 | Cửa phát ra tiếng ổn lớn ở nan cửa | – Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do nan cửa bị trùng gây lệch nan tạo tiếng ồn khi đóng mở. – Biện pháp: bỏ bớt nan cửa hoặc đệm thêm một số vật liệu như dây poliglide vào bát nhựa để tăng kích thước cho vòng lô cuốn giúp tăng thêm độ căng cho bộ cửa. |
20 | Dò điện ra thanh inox đảo chiều | – Đấu sai mạch báo sáng – Kiểm tra và đấu lại |