Quy trình lắp đặt

Bước Nội dung Cách làm
Bước 1 Khảo sát công trình  – Xác định công trình đã hoàn thiện chưa, đã lắp được cửa cuốn chưa
 – Xác định vị trí lắp ray và mặt bích/giá đỡ. Phần đất/cột sắt/tường phải đủ để bắt ray/mặt bích/giá đỡ.
 – Chọn loại nan + ray + trục + motor phù hợp với kích thước cửa. Cửa to/nhỏ sẽ phù hợp với mỗi loại khác nhau để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn cửa.
 – Xác định vị trí để lô cuốn (ngoài hay trong) và vị trí lắp motor đối với cả cửa khe thoáng và tấm liền
Bước 2 Đo đạc kích thước và lên dự toán  – Sau khi công trình đã ổn thợ tiến hành đo đạc kích thước (phủ bì hoặc lọt sáng) cẩn thận
 – Đảm bảo phần đất/tường/khung sắt 2 bên phải đủ để bắt được ray + mặt bích + giá đỡ (theo hướng dẫn trong mục kích thước)
 – Đảm bảo vị trí để quả lô phải đủ diện tích để vừa lô và motor. Thông thường khi đo đạc thợ phải lưu ý mục này, vì motor lắp song song với trục lô – và phần thân motor sẽ vượt ra kích thước của mặt bích khoảng 6-8cm
Bước 3 Kiểm tra lại toàn bộ thông số của cửa khi nhận hàng tại công trình  – Kiểm tra lại các thông số ghi trên phiếu KCS: kích thước phủ bì, vị trí đặt lô, các phụ kiện đi kèm. Khi khảo sát và chốt kích thước với thợ, gia chủ nên ghi lại 1 bản cho mình để khi lắp mang ra so sánh, đối chiếu, tránh sai sót.
– Đo lại kích thước trên ray và giá đỡ.
– Dùng ống ti ô nước kiểm tra lại độ cao của 2 giá đỡ. Đây là bước người thợ sẽ làm nhằm mục đích kiểm tra lại cho chắc chắn.
– Kiểm tra không gian làm việc của cửa cuốn khe thoáng. Bốn mặt xung quanh lô cuốn phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để cửa không bị va quệt làm trầy sơn.
– So sánh, kiểm tra lại một lần nữa các kích thước đo được với các thông số ghi trên phiếu KCS đã chuẩn hay chưa.
Bước 4 Lắp ray dẫn hướng  – Ray có thể lắp từ trước (một số công trình yêu cầu chôn sẵn ray vào tường để ốp đá bên ngoài, lắp cửa sau)
 – Lấy cân bằng tuyệt đối cho ray – đảm bảo hai bên cân bằng nhau sau đó bắt cố định vào tường/khung sắt
 – Ray phải được bắt chắc chắn vào tường/khung sắt bằng cách hàn hoặc bắn vít…không bị rung khi dùng tay lắc mạnh.
 – 2 cạnh cùng 1 mặt của 2 thanh ray phải nằm cùng trên 1 mặt phẳng
Bước 5 Lắp mặt bích/ giá đỡ  – Lắp mặt bích/ giá đỡ T phải cân bằng tuyệt đối – bắn vào 2 bên tường cố định chắc chắn
 – Khi bắn mặt bích và giá đỡ phải kiểm tra độ an toàn của tường, tránh tường lỗ hay quá mục lở, sẽ không đảm bảo được an toàn khi đỡ trọng lượng cửa có thể bị rơi
 – Đảm bảo khoảng cách: mặt trên giá đỡ cách trần nhà (mặt cố định phía trên) tối thiểu 50cm, mặt trên mặt bích cách tối thiểu 10cm. Mặt dưới giá đỡ/ mặt bích cách đỉnh ray 10cm
Bước 6  Lắp trục (với cửa khe thoáng)  – Lắp trục đảm bảo song song với mặt đất. Có thể dùng ống ti-ô để đánh thăng bằng.
 – Sau khi đánh thăng bằng xong phải hàn chết phần trục di động bên mặt bích phụ.
Nâng cửa lên (với cửa tấm liền  – Sau khi lắp cố định chuẩn chỉ ray và giá đỡ. Thợ tiến hành nâng cửa lên bằng sức hoặc bằng balang hoặc xích kéo (tùy)
 – Đưa cửa lên giá đỡ: dùng gối gang hình chữ U bắt chặt trục cửa vào 2 bên giá đỡ
 – Bóc xốp, màng chíp ra khỏi cửa
Bước 7 Lắp motor cho cửa khe thoáng  – Kiểm tra lại motor trước khi lắp: Kiểm tra hoạt động của motor có trục trặc gì không. Kiểm tra độ trùng của xích kéo từ 5 – 10 (mm)
 – Đưa motor lên bắt vào mặt bích chính. Chân motor sẽ vừa với các chân vít ở mặt bích, vặn ốc chặt để cố định motor
 – Cắm nguồn điện và thử chạy motor với âm tường
Chỉnh cót cho cửa tấm liền  – Thường khi cửa tấm liền Edoor đến công trình cót đang ở chế độ 0.
 – Thợ dùng kìm nước, tăng tối thiểu 2 vòng cót
 – Kéo lên kéo xuống và tự chỉnh cho đến khi đảm bảo yêu cầu sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
Bước 8 Lắp hệ thống điều khiển cho motor  – Trước khi lắp đặt cửa có motor người thợ đã phải kiểm tra hệ thống điện xem đã hoạt động hay chưa và lắp đường điện đảm bảo kỹ thuật thẩm mỹ cho động cơ.
 – Khi lắp đặt đầy đủ một bộ điều khiển sẽ có: Hệ thống đảo chiều cho cửa khi gặp vật cản, hộp nhận điều khiển, phím bấm âm tường, tay điều khiển từ xa.
 – Sau khi lắp đặt xong kiểm tra lại sự hoạt động của tay điều khiển và hộp nhận, kiểm tra lại động cơ đã hoạt động trơn tru êm ái chưa.
Kết nối bộ điều khiển và chốt li hợp để dùng chế độ điện cho cửa tấm liền dùng motor  – Sau khi cửa vận hành êm ái bằng cót. Thợ bắt đầu kết nối hôp nhận, âm tường, chốt li hợp vào thân motor đã có sẵn trong trục cửa
 – Đóng chốt li hợp và dùng chế độ điện
Bước 9 Đan lá cửa cho cửa khe thoáng  – Lá cửa được đóng gói và đánh dấu thứ tự lắp
 – Thợ bóc vỏ và lấy nan ra đan từng phên một theo thứ tự, đan đến đâu dùng motor tời lên đến đó cho thuận tiện.
Kiểm tra lại khóa cơ cửa tấm liền  – Khoan lỗ khóa trên 2 thanh ray
 – Kiểm tra lại hoạt động của khóa cơ và hệ điện trơn tru
Bước 10 Lắp đặt/điều chỉnh bộ tự dừng/đảo chiều  – Đối với cửa khe thoáng: kiểm tra bộ rơ le ti đồng lá đáy ok – nối dây tự dừng/ đảo chiều đã đánh dấu trên hộp nhận sang 2 đầu zoăng inox trên 2 đầu ray. Hai dây còn lại để đấu vào 2 dây còi báo động. Thử lại cho hoạt động trơn tru
 – Đối với cửa tấm liền: trên motor có 2 núm chỉnh chế độ đảo chiều (đối với loại motor có chế độ này): 1 núm chỉnh cho chiều lên và 1 núm chỉnh cho chiều xuống. Thợ vặn theo chiều kim đồng hộ là tăng dần độ nhạy cảm của chế độ đảo chiều, ngược chiều kim đồng hồ để giảm độ nhạy của chế độ. Thợ tùy ý chỉnh thấy phù hợp thì dừng lại